1. Acrylic là gì?
Acrylic có tên khoa học PMMA (poly methyl methacrylate) là loại vật liệu nhựa trong được phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp, có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Trên thực tế acrylic được tinh chế từ dầu mỏ nên có nhiều ưu điểm như có tính chất dẻo và dễ uốn. Acrylic nổi bật nhờ sự sáng bóng, phẳng min, màu sắc đa dạng có tính thẩm mỹ cao.
Acrylic được kết hợp với những loại gỗ công nghiệp khá phổ biến như MDF, HDF, MFC...
2. Phân loại acrylic
Có hai loại acrylic: Trong suốt và Bóng gương
- Acrylic trong suốt khá giống với thủy tinh nhưng lại có nhiều ưu điểm hơn thủy tinh như không rạn nứt hay vỡ, ít chịu tác động của thời tiết. Tấm acrylic có trọng lượng rất nhẹ nên di chuyển và thi công dễ dàng.
- Acrylic bóng gương có bề mặt nhẵn bóng và mịn hơn màu sơn thông thường. Loại này có bảng màu phong phú hơn rất nhiều với hơn 100 gam màu bạn thoải mái lựa chọn. Acrylic bóng gương còn được tối ưu hóa khả năng chống trầy xước cao nên được ứng dụng trong rất nhiều không gian.
3. Ưu, nhược điểm của acrylic
- Màu phong phú và đa dạng: màu trơn, kim loại, vân gỗ với gần 100 màu.
- Độ sáng bóng vượt trội không bị bạc hay bay màu theo thời gian
-Acrylic là vật liệu rất an toàn, không gây nguy hại đến sức khỏe con người.
- Bề mặt bóng, độ phản chiếu gương xâu tạo cảm giác không gian mở rộng.
- Đặc tính bảo vệ môi trường, dễ lau chùi, không bám bẩn.
Không phù hợp với không gian cổ điển, giá thành tương đối cao, yêu cầu máy móc gia công hiện đại.
4. Ứng dụng của acrylic trong cuộc sống
Acrylic được sử dụng như những tấm biển quảng cáo bằng acrylic ở rất nhiều nơi với màu sắc, mẫu mã thiết kế đa dạng. Trong nội thất được dùng làm tủ bếp, nhà vệ sinh, bạn, ghế, giường tủ...
5. Giá thành acrylic
Giá thành của acrylic hiện nay khá ổn định, bạn có thể dễ dàng khảo sát giá trên thị trường. Tấm bóng gương thường có giá thành cao hơn tấm trong suốt.
Acrylic so với các loại vật liệu khác giá cả ở tầm trung, cao hơn Laminate nhưng thấp hơn sơn ô tô.
6. Quy trình sản xuất acrylic
- Bước 1: Chọn cốt gỗ
Bạn có thể chọn cốt gỗ công nghiệp như ván dăm, MDF, HDF, ván nhựa, độ dày ít nhất 3mm, bề mặt phẳng mịn, khong cong vênh.
- Bước 2: Vệ sinh gỗ
Dùng hóa chất chuyên dụng để làm bề mặt acrylic và cốt gỗ trước khi dán
- Bước 3: phủ keo lên kính
Trải đều keo lên khắm các bề mặt của tấm acrylic
- Bước 4: Giai đoạn gia công tự động
- Bước 5: Kiểm định chất lượng và cho ra thành phẩm